Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Giải pháp kiểm soát ra vào cho phòng tập gym sử dụng thiết bị soyal

       Hiện nay nhu cầu kiểm soát lối ra vào tại các phòng tập gym đang là vấn đề cấp bách, Công ty cổ phần Mangotech xin gửi đến quý khách giải pháp kiểm soát ra vào cho phòng tập gym sử dụng cửa xoay kết nối với thiết bị kiểm soát soyal. Cửa tay quay này hoạt động trên nguyên lý dùng các thanh inox chặc lối ra vào của các thành viên, khi các thành viên xác nhận tín hiệu thông qua thiết bị kiểm soát ra vào soyal (bằng thẻ, vân tay, hoặc mật mã), thiết bị sẽ gửi lệnh điều khiển cho cửa xoay nhả các chốt hãm ở trục xoay và có thể đẩy các thanh inox xoay 120 độ, chiều quay phụ thuộc vào đầu đọc mà thành viên xác nhận, nếu thành viên xác nhận để đi vào phòng tập, chiều ra của cửa tay quay vẫn bị chặn.

Giải pháp kiểm soát phòng tập gym bằng cửa xoay tay và thiết bị Soyal
Hệ thống bao gồm:
1. Cửa xoay: Có nhiệm vụ ngăn không cho phép thành viên ra vào phòng tập khi chưa có lệnh.

2. Thiết bị kiểm soát ra vào Soyal: Có chức năng cấp tín hiệu điều khiển cho cửa xoay nhả chốt khi được thành viên xác nhận ( bằng vân tay, thẻ hoặc mật mã...)

3. Bộ điều khiển trung tâm: có nhiệm vụ điều khiển các đầu đọc trên các trạm barrier, tất cả các dữ liệu của thành viên sẽ được lưu trên thiết bị này. các đầu đọc sẽ đóng vai trò xác nhận thông tin của thành viên và gửi về bộ điều khiển trung tâm để xử lý

4. Converter: Chuyển đổi tín hiệu 485 của thiết bị kiểm soát sang USB hoặc TCP/IP để giao tiếp với máy tính để xem giữ liệu vào ra của thành viên.

5. Chuông báo động: Có nhiệm vụ báo động trong trường hợp cạy tháo thiết bị, khi thiết bị được lắp lại nguyên vẹn thì chuông báo sẽ tắt.

Để biết thêm thông tin chi tiết về giải pháp và thiết bị vui lòng liên hệ Hotline: 0965.502.502 - 0906.225.338 để được tư vấn miễn phí 24/7

CÔNG TY CỔ PHẦN MANGOTECH
Website:http://mangotech.vn
Địa chỉ: Số 17B, ngõ 156/38 Hồng Mại -Bạch Mai - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Giải pháp chấm công đa điểm sử dụng phương pháp nat port

      Ngày nay máy chấm công trở lên thông dụng với các cơ quan doanh nghiệp để quản lý nhân viên của mình. Do nhu cầu các công ty, doanh nghiệp ngày càng mở rộng , thêm địa điểm thêm chi nhánh, nhà xưởng, văn phòng ….nên việc quản lý tốt toàn bộ nhân viên tại các chi nhánh, văn phòng, nhà xưởng đó trở lên hết sức khó khăn và nan giải. Ngoài yếu tố tìm ra người quản lý tốt, máy chấm công là một công cụ đắc lực cho các nhà quản lý, từ trụ sở cty vẫn có thể quản lý tốt toàn bộ nhân viên từ các chi nhánh khác.
Công ty cổ phần MangoTech xin đưa ra giải pháp chấm công đa điểm, kết nối máy chấm công từ xa.
Mô tả giải pháp :

Da diem
Mô hình kết nối đa điểm bằng phương pháp NAT port

Diễn giải:
       Tại mỗi chi nhánh sẽ được lắp đặt máy chấm công , số lượng tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp. Các máy chấm công sẽ được đặt 1 địa chỉa IP xác định, kết nối trực tiếp đến Switch mạng. Tại mỗi chi nhánh đó được kết nối Internet thông qua Modem. Sau khi thiết đặt các thông số như IP, Port kết nối, tên miền xác định ( phải thuê với những Cty không có IP tĩnh ).
       Trên máy chủ tại trụ sở chính sẽ được cài đặt phần mềm chấm công chuyên dụng, trên phần mềm sẽ được khai báo tên miền hoặc địa chỉ IP tĩnh tại các chi nhánh lắp máy chấm công. Phần mềm sẽ tư động kết nối lấy và lưu trữ dữ liệu vào Data
           
 Mọi thắc mắc cũng như cần tư vấn, hỗ trợ xin gọi về công ty Cổ Phần MangoTech
SĐT : 04 3231 3636    Hotline: 093 66 11 329         
Website: http://mangotech.vn

Thiết bị kiểm soát Soyal - Giải pháp kiểm soát cửa ra vào an toàn

      Kiểm soát cửa ra vào là một vấn đề cấp bách hiện nay, làm sao để kiểm soát an ninh được tốt mà giá cả lại không quá đắt đỏ, công ty cổ phần Mangotech xin giới thiệu giải pháp kiểm soát cửa ra vào bằng thiết bị kiểm soát Soyal,  thương hiệu Soyal là một trong những thương hiệu khá nổi tiếng khi nói về các thiết bị kiểm soát an ninh, ở thị trường Đài Loan Soyal chiếm 70% thị phần thiết bị kiểm soát vào ra.
Thiết bị kiểm soát Soyal hiện nay được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: kiểm soát cửa ra vào, kiểm soát bãi đổ xe, kiểm soát thang máy, chấm công tính lương...Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn về giải pháp kiểm soát cửa ra vào bằng thiết bị kiểm soát Soyal.





     
       Trong giải pháp kiểm soát cửa ra vào sử dụng thiết bị Soyal, khóa điện sẽ đóng vai trò ngăn không cho cửa mở ra khi chưa có tín hiệu mở cửa từ đầu đọc chính, khi muốn mở cửa các thành viên phải xác nhận tư cách thành viên tại đầu đọc chính, tùy theo phương thức xác nhận bạn đã cài đặt mà phương thức xác nhận thành viên có thể là vân tay, thẻ cảm ứng hay mật khẩu. nếu thành viên đó đã được phép mở cửa, đầu đọc sẽ phát tín hiệu báo khóa điện cho phép mở cửa.

Giải pháp này sẽ giúp bạn kiểm soát thời gian ra vào của từng thành viên, các bản ghi này sẽ được đầu đọc lưu lại và được máy tính download về từ đầu đọc, xử lý và đưa ra các báo cáo tương ứng. Bạn có thể phân quyền ra vào cho từng thành viên, thời gian được phép mở cửa, cửa được mở cho từng thành viên, khai bao thông tin thành viên, mã số thẻ… trên phần mềm và chuyển thông tin xuống đầu đọc. Giải pháp này phù hợp với việc kiểm soát các cửa ra vào như phòng làm việc, cửa ra vào công ty, cửa tự động…

Các thiết bị cơ bản của giải pháp kiểm soát cửa ra vào gồm có:

1.Soyal controller reader: đầu đọc chính có thể là đầu đọc vân tay hoặc thẻ cảm ứng (RFID). Thiết bị này có nhiệm vụ điều khiển khóa điện, lưu các thông tin người dùng, điều khiển hệ thống báo động và giao tiếp máy tính.

2.Soyal wiegand reader: đầu đọc phụ đọc thẻ cảm ứng, đầu đọc này có nhiệm vụ đọc mã số thẻ và chuyển mã số thẻ đọc được sang đầu đọc chính để xác nhận tư cách thành viên.

3.Push button: nút bấm mở cửa, nút này được gắn bên trong phòng với nhiệm vụ báo tín hiệu cho đầu đọc phát tín hiệu mở cửa.

4.ME look: khóa điện tử. có nhiệm vụ cố định cửa ra vào không cho cửa mở ra khi chưa có tín hiệu mở cửa từ đầu đọc chính.

5.Door sensor: cảm biến cửa.Có nhiệm vụ báo trạng thái hiện tại của cửa.

6.Breakglass (emergency button): nút thoát khẩn cấp. được lắp trong phòng, dùng khi có sự cố và phải mở cửa khẩn cấp.

7.Alarm buzzer: còi báo động. Có 3 kiểu báo động cơ bản:
- Báo động cửa mở quá lâu: loại báo động này xảy ra khi cửa mở vượt thời gian mà bạn đã đặt trước đó, báo động chỉ được tắt khi cửa đóng trở lại.
- Báo động cửa mở cưỡng bức: xảy ra khi cửa bị mở ra trong khi đầu đọc không phát tín hiệu mở cửa, báo động chỉ được tắt khi nhập tín master code hoặc khởi động lại đầu đọc chính.
- Báo động mở lắp thiết bị: xảy ra khi thiết bị bị gỡ ra khỏi nơi lắp đặt, báo động này tắt khi thiết bị được lắp trở lại vị trí.

8.Converter: thiết bị chuyển đổi RS485 sang USB hoặc TCP/IP nếu kết nối máy tính để kiểm soát dữ liệu ra vào của nhân viên.

Mọi chi tiết về giải pháp cũng như thiết bị, quý khách xin vui lòng liên hệ hotline: 0965.502.502 - 0906.225.338 để được tư vấn miễn phí! 
CÔNG TY CỔ PHẦN MANGOTECH
Website: http://mangotech.vn

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

Hệ thống kiểm soát ra vào gồm những gì?

Hệ thống kiểm soát ra vào hiện nay đóng vai trò rất quan trọng về an ninh trong các các tòa nhà. Hệ thống thường được lắp đặt tại các cửa ra vào của các nhà dân, các phòng ban, công sở, tòa nhà, khi đó, mọi người muốn ra vào được phải xác nhận quyền truy cập của mình qua thiết bị kiểm soát ra vào bằng vân tay, thẻ từ, mật mã hoặc nhận diện khuôn mặt...

Sơ đồ tổng quát hệ thống kiểm soát cửa ra vào:




Một hệ thống kiểm soát ra vào bao gồm:
1.Thiết bị kiểm soát ra vào:
thiết bị kiểm soát cửa ra vào có nhiệm vụ xác nhận đối tượng có được phép ra vào cửa hay không,  bằng cách quẹt thẻ, chấm vân tay, mật mã hoặc nhận diện khuôn mặt. Sau đó sẽ xử lý và đưa lệnh điều khiển mở cửa nếu xác nhận đối tượng cho phép.



2. Khóa cửa ( khóa hút or khóa thả chốt):
Khóa cửa được nối trực tiếp đến thiết bị kiểm soát, bình thường khóa sẽ luôn trong tình trạng đóng, khi thiết bị xác nhận quyền cho phép ra vào đối tượng, khóa sẽ thả chốt và cửa được mở cho phép đối tượng ra vào.

3. Nút ấn (Exit):
Nút ấn exit được nối trực tiếp đến thiết bị kiểm soát có nhiệm vụ tác động trực tiếp lên thiết bị và ra lệnh cho thiết bị mở cửa mà không cần phải xác nhận quyền ra vào của đối tượng. 

4. Nút thoát khẩn:
Nút thoát khẩn được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp yêu cầu cửa mở mà không cần xác nhận quyền ra vào.

5. Chuông báo alarm:


Chuông báo ALARM được nối trực tiếp đên thiết bị, có nhiệm vụ báo động trong trường hợp có kẻ muốn lấy cắp, phá hoại thiết bị kiểm soát, âm vang của chuông to hay nhỏ tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng.

Để hiểu thêm về hệ thống kiểm soát cửa ra vào và cần tư vấn chọn thiết bị phù hợp, hãy liên hẹ trực tiếp cho chúng tôi.

CÔNG TY CỔ PHẦN MANGOTECH
Hotline: 0965.502.502 - 0906.225.338
Website: http://mangotech.vn/




Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Máy chấm công và những điều cần biết trước khi mua

     Máy chấm công hiện nay khá phổ biến với chúng ta, một hệ thống quản lý nhân sự chuyên nghiệp với giá thành không quá đắt. Nhưng để lựa chọn được một máy chấm công phù hợp với đặc thù và tính chất công việc của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng, nhất là với những ai chưa biết nhiều vê 3 từ "máy chấm công". Để hiểu thêm về điều này, Công ty cổ phần Mangotech xin chia sẽ những kinh nghiệm, những điều cần biết khi lựa chọn cho mình một chiếc máy chấm công phù hợp.
may-cham-cong

     Một hệ thống chấm công cơ bản gồm 2 phần: phần cứng và phần mềm, để hệ thống hoạt động ổn định, thì cả phần cứng lẫn phần mềm đều rất quan trọng. Phần cứng chúng ta nói đến là các máy chấm công (máy chấm công vân tay, máy chấm công thẻ từ, máy chấm công nhận diện khuôn mặt, máy chấm công thẻ giấy) có nhiệm vụ ghi lại thời gian điểm danh ( đến và về) của nhân viên là lưu vào bộ nhớ của máy. Phần mềm chính là phần chấm công, có nhiệm vụ tính toán thời gian điểm danh của nhân viên thành số công làm trong tháng của nhân viên, thời gian đi muộn về sớm, làm thêm...

Lựa chọn phần cứng:


1. Bộ nhớ thiết bị: bạn cần quan tâm đến các thông số sau:
Bộ nhớ người dùng: là số lượng người dùng (user) mà máy chấm công sẽ quản lý, thông số này là cần thiết vì nếu bạn chọn máy có bộ nhớ ít hơn so với nhân viên thì bạn sẽ cần phải tốn thêm chi phí mua thêm 1 chiếc máy nữa rất lãng phí.
Bộ nhớ vân tay: là số lượng vân tay mà máy có thể quản lý, thông số này cho bạn biết được số lượng vân tay mà bạn có thể đăng ký trên thiết bị (mỗi người dùng có thể đăng ký từ 1 đến 10 ngón tay). Các dòng máy chấm công bằng vân tay sẽ có thông số này.
Bộ nhớ thẻ: là số lượng thẻ cảm ứng (thẻ từ) mà máy cho phép đăng ký (mỗi người dùng được đăng ký 1 thẻ). Các dòng máy chấm công bằng thẻ từ sẽ có các thông số này.
-  Bộ nhớ khuôn mặt: là số lượng khuôn mặt tối đa mà máy cho phép đăng ký (mỗi người dùng đăng ký 1 khuôn mặt). Thông số này chỉ có trên các dòng máy chấm công băng khuôn mặt, số ít có tích hợp trên các máy chấm công cao cấp của các hãng như Suprema, virdi...
Bộ nhớ sự kiện: là số bản ghi (log record) tối đa mà máy có thể lưu trên máy, mỗi lần xác nhận (chấm công) của người dùng (có thể là vân tay, thẻ cảm ứng…) máy sẽ lưu các thông tin xác nhật đó lại (thời gian, trạng thái, ID…) để khi cần phần mềm có thể download về xử lý, mỗi lần người dùng xác nhận được tính một bản ghi và khi số bản ghi này đầy máy chấm công sẽ không cho phép bạn chấm công thêm lần nào nưa (phần mềm tải về và xóa các bản ghi đi để tiếp tục lưu, thường thì việc này các phần mềm tự động làm).
2. Kết nối máy tính: là các chuẩn kết nối mà máy chấm công hỗ trợ để kết nối với máy tính (RS232, RS485, RS442, ethernet, USB, WIFI…).
3. Kích thước máy: Gồm chiều cao, chiều rộng, độ dày của máy. Bạn nên xem xét trước khi mua tránh trường hợp vị trí lắp đặt lại nhỏ hơn so với kích thước của máy.
4. Môi trường làm việc: một số máy chấm công có khả năng chống nước, chống bụi bẩn, chống va đập… bạn cần quan tâm thông số này nếu điểm lắp đặt máy có môi trường khắc nhiệt.

 Lựa chọn phần mềm:

     Cũng giống như lựa chọn phần cứng, lựa chọn phầm mềm chấm công cũng là một bước khá quan trọng giúp bạn quản lý nhân viên của mình được dễ dàng hơn, phù hợp với đặc thù từng doanh nghiệp. Trên thị trường hiện nay có nhiều nhà cung cấp phần mềm chấm công tính phí hay phần mềm miễn phí đi kềm theo máy, nhưng chung quy bạn phải xác định rõ những điểm sau đây để lựa chọn phần mềm phù hợp nhất:
– Ca làm việc: Nếu hệ thống của bạn chỉ có một ca làm việc hoặc một người chỉ làm một ca làm việc thì bạn không cần phải quan tâm đến, nhưng nếu bạn có nhiêu hơn một ca làm việc và nhân viên của bạn có thể làm các ca làm việc khác nhau (ca làm việc không cố định) thì bạn phải chọn áp dụng cho hệ thống của bạn phần mềm có tính năng tự động tìm ca làm việc để giảm gánh năng cho người sử dụng phần mềm (tránh việc phải định nghĩa ca làm việc bằng tay trên phần mềm). 
– Số lượng nhân viên phần mềm sẽ quản lý: Một số phần mềm sẽ chạy rất chậm nếu số lượng người dùng quá lớn, bạn nên chọn các nhà cung cấp có các phần mềm chấm công được viết trên nền tảng tiên tiến, có nhiều năm kinh nghiệm và hỗ trợ nhiều kiểu database (cơ sở dữ liệu). 
– Kiểu tính giờ: Kiểu tính giờ là phương thức mà bạn sẽ áp dụng để tính giờ làm việc của nhân viên sau khi đã chấm công trên máy, tùy theo yêu cầu về dữ liệu đầu ra mà bạn xác định các tính năng cần có như không tính làm thêm sau ca, không tính làm thêm đối với một số nhân viên, không tính đi muộn trong ngưỡng cho phép, không cần điểm danh ra về nhưng vẫn tính công….
Trên đây là một lưu ý cơ bản để có thể chọn lựa một chiếc máy chấm công phù hợp với doanh nghiệp bạn đang làm. Mọi thắc mắc cần được giải pháp xin liện hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.

x